Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Qui trình thụ tinh trong ống nghiệm- Cho và Nhận trứng



Thụ tinh trong ống nghiệm cho và nhận trứng là một phương pháp hỗ trợ sinh sản thể hiện tinh thần tương thân tươngt trợ trong cộng đồng, mang tính nhân bản cao.

Những điều cần biết khi khám hiếm muộn


Đối tượng đến khám hiếm muộn

Một cặp vợ chồng sống chung thường xuyên trên 1 năm, hay người vợ trên 35 tuổi có chồng trên 6 tháng không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có thai có thể đến khám hiếm muộn ngày 4 – 5 vòng kinh.

Quy trình khám hiếm muộn

Nên đến khám cả 2 vợ chồng, đến bàn nhận bệnh lấy số thứ tự
Đóng tiền khám tại quầy thu tiền tài vụ
Ngồi chờ mời vào phòng khai hồ sơ theo thứ tự
Bác sĩ khám bệnh
Đi siêu âm và xét nghiệm máu (HIV, HBsAg, BW) 2 vợ chồng.
Khi có kết quả xét nghiệm máu, nếu bình thường, chồng đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
Tái khám khi có đủ các kết quả xét nghiệm. 
Vợ được chụp buồng tử cung vòi trứng (HSG) sau khi sạch kinh 2 ngày. Sau chụp HSG, người bệnh phải uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
Tùy theo kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho hướng điều trị:
Hướng dẫn giao hợp tự nhiên
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Thụ tinh trong ống nghiệm
Người bệnh dùng thuốc phải đúng với sự hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh, sau đó phải tái khám đúng hẹn thì mới có kết quả cao.

Bệnh viện Từ Dũ: Hơn 4.000 bé ra đời từ ống nghiệm


TT - Bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, trong 13 năm qua Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã cho ra đời 4.080 trẻ, mang lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.
ThS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết như vậy tại lễ kỷ niệm 14 năm thành lập đơn vị hỗ trợ sinh sản ở Bệnh viện Từ Dũ hôm 24-4.
Cặp song sinh Thiên Phúc - Ngọc Diệp, hơn 4 tuổi, được chào đời từ thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ - Ảnh: T.Dương

Khoa hiếm muộn, bệnh viện phụ sản Từ Dũ


Hơn 10 năm trước đây, bệnh viện Từ Dũ đã trở thành nơi đầu tiên tại Việt Nam tiến hành các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Với những thành tựu rực rỡ trong những năm qua, bệnh viện Từ Dũ đã trở thành đơn vị luôn đi đầu trong cả nước về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - đặc biệt là các kỹ thuật mới nhất được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện Từ Dũ cũng là trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm lớn nhất khu vực Đông Nam Á về các kỹ thuật điều trị vô sinh và số chu kỳ thực hiện hằng năm.

Khoa Hiếm muộn-bệnh viện Từ Dũ hiện có: 

• Một đội ngũ cán bộ lâu năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn được liên tục đào tạo, cập nhật kỹ thuật mới nhất tại các nước tiên tiến như Singapore, Mỹ, Nhật, Úc…
• Hệ thống máy móc, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. 
• Phong cách phục vụ, tư vấn niềm nở, tận tình, chu đáo.

Ngoài ra, với sự phối hợp điều trị của các khoa lâu năm kinh nghiệm của bệnh viện Từ Dũ như: khoa Di Truyền, chẩn đoán tiền sản, siêu âm, sơ sinh…, bệnh nhân luôn được điều trị một cách toàn diện với chất lượng tốt nhất. Tất cả bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm vì từ quá trình mang thai đến khi sinh nở và kể cả chăm sóc trẻ non tháng, họ luôn được sự giúp đỡ của những chuyên gia giỏi nhất.

Điều trị vô sinh do thiếu năng tinh trùng bằng kỹ thuật IUI


Vô sinh do thiểu năng tinh trùng và IUI

Như chúng ta đã biết trong tất cả nguyên nhân gây vô sinh thì nguyên nhân do nam chiếm tỉ lệ khoảng 30%, trong đó bất thường về chất lượng tinh trùng gặp khoảng 90%, nhiều nhất là thiểu năng tinh trùng (OAT). Thiểu năng tinh trùng là tình trạng suy giảm về số lượng, độ di động hoặc tỉ lệ hình dạng bình thường của tinh trùng. Có nhiều phương pháp hiện được áp dụng để điều trị cho các trường hợp này, nhưng cho đến nay phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) vẫn là một phương pháp được lựa chọn đầu tiên, vì kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền và hiệu quả khá tốt.

Điều kiện để thực hiện kỹ thuật IUI, bệnh nhân phải có buồng trứng còn hoạt động, ít nhất một vòi trứng thông. Kết hợp với kỹ thuật IUI là việc kích thích buồng trứng để tăng số lượng nang noãn phát triển nhằm giúp tăng tỷ lệ có thai trong các chu kỳ điều trị.
Đề đánh giá hiệu quả của kỹ thuật IUI đối với những trường hợp thiểu năng tinh trùng. Chúng tôi đã tiến hành tổng kết số liệu trên các chu kỳ điều trị tại Phòng Khám Hiếm muộn Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ năm 2001.
Kết quả